Với Ba Lan:
Năm 1939, Liên Xô áp dụng sách lược “Đẩy tai họa về phía tây”, liên kết với Đức, bí mật ký “Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau Xô- Đức”, vào hùa với Đức xâu xé Ba Lan, khiến Ba Lan mất nước chỉ sau một tháng, trên một triệu dân bị giết hại.
Mùa xuân năm 1940 nổ ra “Vụ thảm sát Katyn (Katyn Massacre)” , khoảng 22 nghìn quân nhân, nhà trí thức, chính khách và công chức Ba Lan bị quân đội Liên Xô giết trong khu rừng Katyn, Kalinin, nhưng Liên Xô lại gài tang vật vào để đổ tội cho Đức Quốc xã.
Theo đề nghị của Stalin, Hiệp định Potsdam không đưa Ba Lan vào phương án phân phối khoản bồi thường chiến tranh của Đức mà Liên Xô sẽ chuyển giao cho Ba Lan 15% khoản bồi thường Liên Xô được hưởng (thực tế chưa thi hành).
Tiếp sau sự kiện Potsdam, năm 1956 xảy ra “Sự kiện Tháng Mười Ba Lan”, là vụ tập đoàn lãnh đạo Liên Xô can thiệp công việc chính trị nội bộ Ba Lan, xe tăng Liên Xô bao vây thủ đô Warszawa.
Với Phần Lan
Ngày 30/11/1939 nổ ra cuộc “Chiến tranh mùa đông” giữa Liên Xô với Phần Lan, quân đội Liên Xô xâm nhập Phần Lan. Tháng 3/1940, hai nước ký Hiệp định đình chiến, Phần Lan cắt 10% lãnh thổ cho Liên Xô. Năm 1940 và 1947, giải đất Karelia của Phần Lan bị đưa vào lãnh thổ Liên Xô.
Với Romania
Năm 1940, Liên Xô chiếm một phần lãnh thổ Romania, vùng đất này nay là một phần nhỏ của Moldova và Ukraine. Tháng 6/1940, Liên Xô chiếm Bessarabia, tháng 8 thành lập nước CHXHCN Xô Viết Moldova nằm giữa sông Dniester với sông Prut. Đồng thời Liên Xô còn đưa vùng Bắc Bukovina ở miền bắc Romania (trước 1918 thuộc Đế quốc Áo-Hung, sau thuộc Romania) vào bản đồ Liên Xô, làm thành một phần của Ukraine.
Với Estonia, Latvia, Lithuania
Năm 1940, lãnh thổ ba nước này bị sáp nhập vào Liên Xô.
Với Nam Tư
Sau Thế chiến II, Nam Tư do Tổng thống Tito lãnh đạo thực hành chủ nghĩa xã hội, kiên trì đường lối độc lập tự chủ và không liên kết, giữ khoảng cách với Liên Xô, trở thành nước cộng sản duy nhất ở châu Âu không tham gia Hiệp ước Warszawa. Không đi con đường sai lầm của Moskva, Nam Tư ra sức phát triển kinh tế, trở thành một nước tương đối giàu có ở Đông Âu. Năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, các dân tộc ở Nam Tư giành quyền tự trị và độc lập.
Với Tiệp Khắc
Năm 1945, Liên Xô giúp đỡ giải phóng toàn bộ Tiệp Khắc [Czechoslovakia], Czech và Slovakia lại hợp tác với nhau, phần đất trước đây bị cắt nhượng cho Hungary nay trở về Tiệp Khắc, nhưng vùng Subcarpathian Ruthenia bị cắt cho nước CHXHCN Ukraine thuộc Liên Xô.
Năm 1947, Liên Xô tẩy chay “Kế hoạch Marshall” của Mỹ nhằm viện trợ vốn đầu tư và công nghệ cho các nước châu Âu, không phân chia địch ta; Liên Xô cũng cấm các nước XHCN Đông Âu (thậm chí dùng tối hậu thư cấm Tiệp Khắc) tham gia Kế hoạch này. Kết quả làm cho Tiệp Khắc – quốc gia phát triển đã tiến sang giai đoạn công nghiệp hóa bị lỡ mất cơ hội tham gia cuộc cách mạng công nghiệp mới, dần dần lạc hậu sau phương Tây.
Sự kiện “Mùa xuân Prague” tháng 1/1968 là một phong trào tìm con đường XHCN hợp với Tiệp Khắc. Phong trào tiếp diễn cho tới ngày 20/8 cùng năm thì chấm dứt do Liên Xô và các nước Hiệp ước Warszawa đưa quân đội vào chiếm đóng Tiệp Khắc. Cuộc can thiệp quân sự này đã gây ra làn sóng ra nước ngoài tị nạn của khoảng 100 nghìn dân Tiệp Khắc, trong đó có nhiều trí thức thuộc tầng lớp tinh hoa dân tộc.
Với Đức
Stalin từng thương thảo với Tư lệnh Tối cao lực lượng Đồng minh mặt trận phía tây Eisenhower (người được Churchill nói là “Không hiểu chính trị”), hai bên xác định Liên Xô sẽ nhận nhiệm vụ đánh chiếm Berlin. Ngày 30/4/1945, Hồng quân chiếm và cắm quốc kỳ Liên Xô lên Nhà Quốc hội Đức. Nhờ thế Liên Xô có nhiều lợi thế để mặc cả với phía Đồng minh trên vấn đề chia chác nước Đức. Vùng Konigsberg của Đức bị đưa vào lãnh thổ Liên Xô (nay là tỉnh Kaliningrad của Nga).
Năm 1948 Liên Xô gây ra sự kiện Phong tỏa Tây Berlin, được coi là khởi đầu cuộc Chiến tranh Lạnh.
Với Hungary
“Sự kiện Hungary” xảy ra từ ngày 23/10 đến 4/11/1956 (Hungary gọi là cuộc “Cách mạng 1956”) là cuộc cách mạng có tính tự phát trong toàn quốc do nhân dân nước này bất mãn với Chính phủ Hungary bù nhìn được Liên Xô dựng lên. Sau hai lần Liên Xô can thiệp quân sự, vụ này bị dẹp yên, có khoảng 2000 người Hungary bị chết. -- còn tiếp
Theo NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ
0 nhận xét:
Post a Comment