GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ

Gia Định thành thông chí hay Gia Định thông chí là một quyển địa chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) viết về miền đất Gia Định bằng chữ Hán cổ và chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn.
Link download: Gia Định Thành Thông Chí

Tiểu sử của Ông Trịnh Hoài Đức

Trịnh Hoài Đức (1765-1825) có tên gọi khác là An, tên tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai; tổ tiên gốc người huyện Trường Lạc, Phúc Kiến (Trung Quốc). Đầu đời nhà Thanh, ông nội là Trịnh Hội (hiệu Sư Khổng) di cư qua Việt Nam, ngụ tại Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay).
Cha Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh, đời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) được bổ làm Cai thu, sau được thăng Cai đội. Khi cha mất, Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi, sau theo mẹ dời vào Phiên Trấn (Gia Định - TP. Hồ Chí Minh ngày nay). Tại đây, ông theo học Xử sĩ Võ Trường Toản.
Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, Trịnh Hoài Đức cùng nhóm Lê Quang Định ra ứng cử, được bổ làm Hàn lâm viện Chế cáo. Năm 1789, ông nhậm chức Điền Tuấn sứ huyện Tân Bình. Sau đó, ông đổi qua bộ Hình, kế nhiệm chức Thị giảng Đông cung. Năm 1794 ông được bổ làm Ký lục dinh Trấn Định (Mỹ Tho ngày nay). Năm 1801, Trịnh Hoài Đức làm Tham tri bộ Hộ.
Năm 1802, Trịnh Hoài Đức được thăng Thượng thư bộ Hộ, làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1804, ông hộ giá Gia Long về Phú Xuân, vẫn đảm nhiệm chức Thượng thư bộ Hộ.
Năm 1802, Trịnh Hoài Đức được cử làm Hiệp Lưu trấn Gia Định. Năm 1808, Gia Định trấn được đổi thành Gia Định thành, Trịnh Hoài Đức được bổ làm Hiệp Tổng trấn.
Năm 1812, ông được triệu về kinh, cải nhiệm Thượng thư bộ Lễ, kiêm quản Khâm Thiên giám. Năm sau (1813), ông được chuyển sang làm Thượng thư bộ Lại. Đến năm 1816, ông lại được nhiệm chức Hiệp Tổng trấn Gia Định thành.
Năm 1820, thời Minh Mạng, ông tạm lãnh chức Tổng trấn Gia Định thành, sau đó được triệu về kinh, lãnh chức Thượng thư bộ Lại.
Năm 1821, Minh Mạng thăng cho Trịnh Hoài Đức hàm Hiệp biện Đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Lại kiêm Thượng thư bộ Binh, trở thành nguyên lão của triều đình.
Tháng 3 năm 1822, ông được sung làm Chánh Chủ khảo trường thi Hội; tháng 11, ông kiêm lãnh Thượng thư bộ Lễ.
Tháng 7 năm 1823, Trịnh Hoài Đức xin về Gia Định nghỉ vì sức khỏe. Đến tháng 9 cùng năm, ông trở lại kinh lãnh chức Thượng thư bộ Lại và bộ Lễ. Tháng 10 cùng năm, ông trở về Gia Định liệu việc nhà. Tháng 3 năm 1824 trở ra kinh, lãnh chức Thượng thư bộ Lại kiêm quản Lễ bộ sự vụ. Tháng 7 cùng năm, ông được sung chức Tổng tài và quyền lãnh công việc ở ty Thương Bạc. Chẳng bao lâu, do bệnh nặng, tuổi cao, ông từ trần tại Quỳ Viên (3‑1825), thọ 61 tuổi.
Khi ông mất, triều đình cho bãi triều ba ngày, truy tặng ông làm Thái bảo, Cần Chánh điện Đại học sĩ (hàm Chánh nhất phẩm), đặt tên thụy là Văn Khác. Thi hài ông được đưa về chôn tại quê nhà: làng Bình Trước, huyện Phước Chánh, phủ Phước Long (nay là phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa).

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment